Trường Cao đẳng GTVT Trung ương VI được thành lập từ năm 1976 của Bộ GTVT là trường đào tạo đa cấp, đa ngành, tiên tiến, hiện đại, hội nhập quốc tế, đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao cho sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, Trường được xếp vào các trường hàng đầu trong nước và khu vực ASEAN.
Thông báo

[Đăng ngày: 17/04/2021]

NGHỀ KẾ TOÁN LÀ GÌ
Bạn đang có định hướng theo đuổi sự nghiệp về ngành kế toán nhưng liệu bạn đã hiểu rõ nghề kế toán là gì, những khó khăn trong nghề và lộ trình thăng tiến của một kế toán viên ra sao? Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn toàn diện về nghề kế toán.
 


1. Nghề kế toán là gì?

Kế toán được ví như cánh tay phải của doanh nghiệp, là người nắm giữ mọi thông tin quan trọng của doanh nghiệp từ lương, bảo hiểm đến tài chính, cho nên trách nhiệm của một người kế toán là rất quan trọng. Các con số được tính ra phải nhanh, đúng và chính xác, sai một li - đi một dặm, không ai là không nhận thức được việc kế toán sai sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh nghiệp như thế nào.
Chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản về ngành Kế toán như sau: kế có nghĩa là liệt kê, ghi chép  sự biến động tăng, giảm của tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí trong doanh nghiệp; toán là tính toán, tính ra kết quả lao động mà con người đạt được. Vậy kế toán là gì? Đó là công việc ghi chép, thu nhận, xử lý và cung cấp các thông tin về tình hình hoạt động kinh tế tài chính của một tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan,… Nói chuyên sâu hơn, kế toán là ngành thực hiện quá trình thu thập, xử lý, ghi chép và cung cấp thông tin về toàn bộ tài sản, nguồn hình thành tài sản và sự vận động tài sản trong doanh nghiệp, tổ chức, từ đó cung cấp thông tin tài chính hữu ích cho việc đưa ra những quyết định về kinh tế - xã hội và đánh giá hiệu quả các hoạt động trong doanh nghiệp.
2. Công việc của một kế toán viên:
Kế toán là công việc rất quan trọng, đảm nhận các công việc liên quan đến tài sản, nguồn vốn trong doanh nhiệp. Công việc kế toán được phân thành từng giai đoạn cụ thể:
- Công việc đầu mỗi năm kế toán phải làm là: Nộp tờ khai thuế môn bài, tờ khai thuế giá trị gia tăng, tờ khai thu nhập cá nhân tháng 12 hoặc quý IV của năm trước; quyết toán thuế thu nhập cá nhân, thu nhập doanh nghiệp của năm trước, Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn tháng 12 hoặc quý IV của năm trước.
- Công việc làm hăng ngày là: Ghi chép, thu thập, xử lý va lưu trữ các hóa đơn, phiếu thu, phiếu chi, …, vào sổ nhật ký, sổ cái, sổ chi tiết, xử lý dữ liệu kế toán để lập báo cáo tình hình tài chính của doanh nghiệp cho ban lãnh đạo, phân tích tình hình tài chính, doanh thu, chi phí để tham mưu cho ban lãnh đạo ý kiến cải thiện kinh doanh.
- Công việc làm hàng tháng là: Lập tờ khai thuế giá trị gia tăng, tờ khai thu nhập cá nhân tháng; tính giá tồn kho, giá vốn hàng bán; tính lương, bảo hiểm xã hội, khen thưởng cho người lao động, tính khấu hao tài sản cố định, phân bổ chi phí, …
- Công việc cuối mỗi năm kế toán phải làm là: Lập tờ khai thuế giá trị gia tăng, tờ khai thu nhập cá nhân tháng 12 hoặc quý IV cuối năm; lập quyết toán thuế thu nhập cá nhân, thu nhập doanh nghiệp cuối năm; đối chiếu công nợ, kiểm kê quỹ, kiểm kê hàng tồn kho và tài sản cố định; lập Báo cáo tài chính: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính, trình lãnh đạo ký các chứng từ và in sổ sách kế toán.
3. Những tố chất cần thiết của một người kế toán
Trong thực tế thì những bạn có tính cẩn thận, tỉ mỉ trong công việc thì đây có thể là nghề phù hợp cho họ. Những kiến thức bạn học được tại các trường đào tạo kế toán chỉ là những phần cơ bản để giúp bạn có kiến thức áp dụng vào công việc, nhưng phần lớn phải nhờ vào chính bản thân bạn, nếu bạn không hội tụ được những yếu tố năng lực, kinh nghiệm cũng như tận tâm trong công việc, nếu không công việc kế toán sẽ trở thành khó khăn cho bạn. Ngoài ra bạn phải yêu nghề kế toán, yêu những con số, vì mọi thành công đều xuất phát từ sự yêu thích, có yêu thích thì bạn mới có thể cống hiến hết sức mình cho công việc. Công việc kế toán đòi hỏi ở mọi người tính trung thực, chăm chỉ, chính xác và chịu khó, và khi có niềm đam mê thì bạn sẽ cảm thấy công tác kế toán thú vị hơn rất nhiều.
Ngoài ra để đi được trên con đường này bạn cần rèn luyện thêm khả năng quan sát, phân tích, tổng hợp, kỹ năng tin học, kỹ năng ngoại ngữ và chịu được áp lực công việc.

4. Cơ hội và khó khăn trong nghề
Không như những ngành nghề khác, với nghề kế toán bạn có thể định hướng rõ ràng tương lai nghề nghiệp cho mình. Đây cũng là nghề có tiềm năng phát triển rất lớn. Có 4 lĩnh vực mà một kế toán viên có thể lựa chọn là kế toán, kiểm toán, thuế và quản lý. Sinh viên sau khi ra trường:
- Không lo thất nghiệp: Trong nền kinh tế hiện nay, hoạt động doanh nhiệp hết sức sôi động, nhiều doanh nhiệp mới được thành lập mà bộ phận kế toán là bắt buộc phải có dù lớn hay nhỏ, dù bất kỳ lĩnh vực nào.
- Mức lương ổn định hàng tháng: Một trong những ưu điểm nổi bật của nghề là mức lương tương đối ổn định, cộng thêm doanh nghiệp nào cũng có chế độ phúc lợi, trợ cấp dành cho nhân viên, vì vậy làm nghề kế toán, người lao động hoàn toàn yên tâm với nghề kế toán.
Tuy vậy, bất cứ nghề nào cũng có những khó khăn nhất định, và kế toán cũng vậy. Vì đặc thù của nghề đòi hỏi bạn phải có kiến thức chuyên sâu về ngành nên bằng cấp là yêu cầu bắt buộc. Ngoài ra vì công việc chủ yếu của kế toán là làm việc với các con số nên sẽ rất khô khan và áp lực, bạn cũng cần chuẩn bị tâm lý để đối mặt với những vấn đề này.
 
5. Các cấp bậc của nghề kế toán
Lộ trình thăng tiến thông thường của một nhân viên kế toán sẽ trải qua những cấp bậc sau đây:
•    Kế toán viên ($300 – $600): sau khi tốt nghiệp, các bạn có thể ứng tuyển vào các bộ phận kế toán của các công ty, doanh nghiệp. Ở giai đoạn này, vì còn thiếu kinh nghiệm và trình độ chuyên môn còn yếu nên đảm nhiệm ở một mảng nhất định như kế toán kho, kế toán thanh toán,… sẽ là lựa chọn phù hợp cho bạn. Bạn có thể tham gia thêm các khóa học nghiệp vụ kế toán nâng cao để bổ trợ thêm kiến thức cho mình.
•    Kế toán tổng hợp ($500 – $1200): ở cấp bậc này bạn đã có kinh nghiệm làm việc từ 2 đến 3 năm, có trình độ chuyên môn vững vàng, có khả năng tổng hợp bao quát các hoạt động kế toán của doanh nghiệp, có thể phối hợp số liệu từ các bộ phận để lập ra báo cáo tài chính.
•    Kế toán trưởng ($1000 – $2000): là người đứng đầu bộ phận kế toán nói chung của một doanh nghiệp, là người hướng dẫn, chỉ đạo công việc của các kiểm toán viên sao cho hợp lý nhất và làm nhiệm vụ tham mưu cho ban lãnh đạo về tài chính, kế toán của doanh nghiệp. Đây có thể được coi là vị trí cao nhất của một người làm nghề kế toán.


6. Kế toán làm việc ở đâu?

Kế toán là một bộ phận quan trọng mà bất kỳ tổ chức, doanh nghiệp nào cũng cần đến. Vì vậy cơ hội việc làm cho nghề kế toán rất rộng mở. Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành kế toán, bạn có thể ứng tuyển vào các vị trí như kế toán viên, kiểm toán viên, kê khai thuế, chuyên viên tư vấn tài chính,… Bạn có thể làm việc tại các doanh nghiệp tư nhân hoặc cả các đơn vị thuộc quyền quản lý của nhà nước.
Văn phòng tuyển sinh – Trường CĐ GTVT TW VI
189 Kinh Dương Vương, P.12, Q.6, TP.HCM
ĐT: 
Website: https:// www.hcmct3.edu.vn; www.hcmct6.edu.vn 














Đang online: 113


Số lượt truy cập: 1958271

Doanh nghiệp đối tác